Hội nghị của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng G20 tại Thượng Hải trong hai ngày 26 và 27/2 có thể là cơ hội cuối cùng để cứu đồng tiền Trung Quốc.
>>> Kinh tế Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi tỷ giá nhân dân tệ?
Ban đầu, G20 chọn Trung Quốc để tổ chức một cuộc họp Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trong năm nay. Hội nghị này nhằm mục đích tôn vinh những thành tựu của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và cho phép Bắc Kinh, theo Wall Street Journal, thúc đẩy mô hình mới để vận hành nền kinh tế toàn cầu.
“Nhưng bây giờ, nền kinh tế Trung Quốc chậm lại và hệ thống tài chính đang lung lay. Vì vậy, các nước G20 hy vọng Bắc Kinh có thể giải quyết các vấn đề kinh tế của họ,” Wall Street Journal cho biết.
Các nhà quan sát dự đoán, Hội nghị Thượng Hải – cùng với một số các sự kiện khác của G20 trong năm nay – sẽ diễn ra và có thể kết thúc mà không có một giải pháp được thiết kế để cứu Trung Quốc.
Có lẽ, đồng nhân dân tệ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu cho Bắc Kinh. Giá trị của tiền tệ giảm dần trong vài tháng qua, trong bối cảnh người dân và các doanh nghiệp địa phương Trung Quốc chuyển tiền ra khỏi lãnh thổ và giảm mức độ tích lũy ngoại tệ. Năm ngoái, luồng vốn dòng chảy ra nước ngoài khoảng 676 đến 1.000 tỷ USD, theo số liệu của Bloomberg thu được từ Viện Tài chính Quốc tế.
Theo dõi thêm tại tin tức sự kiện
Để giảm đà thất thoát, Bắc Kinh đã tái áp đặt kiểm soát tiền tệ, và can thiệp vào thị trường ngoại hối để nâng giá đồng tiền tệ bằng cách bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối.
Chủ trương này làm cho quỹ dự trữ ngoại hối vơi nhanh. Các nhà phân tích nghi ngờ sự suy giảm ngoại hối còn nhanh hơn so với những con số mà Cục Ngoại hối (SAFE) công bố. Năm ngoái, SAFE xác nhận quỹ dự trữ ngoại hối giảm 512.700.000.000 USD. Sau đó tiếp tục mất 99.500.000.000 đô la trong tháng Giêng năm nay.
Cuối tháng trước, Bắc Kinh tuyên bố quỹ dự trữ ngoại hối của họ đạt 3,230 tỉ USD. Một số nhà phân tích – và thậm chí cả các quỹ đầu tư – cho biết con số thực tế còn thấp hơn nhiều.
Xem thêm: tỉ giá hôm nay