Nhân dân tệ suy yếu đẩy thế giới vào cuộc chiến tiền tệ

Nhân dân tệ suy yếu có thể buộc các nước khác hạ lãi suất và đẩy tỷ giá hối đoái giảm xuống.

Động thái làm giảm đáng kể tỷ giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc này vào ngày 11/8 có thể dẫn đến hành động tương tự từ một loạt các quốc gia khác, đặc biệt là các đối tác thương mại của nước này ở châu Á.

Theo tờ Wall Street Journal, “cuộc chiến tiền tệ” sẽ diễn ra, khi các quốc gia tìm kiếm cách giành lợi thế cho hàng xuất khẩu của họ trong bối cảnh độ tăng trưởng toàn cầu giảm tốc.

Tham khảo thêm tỉ giá hôm nay

Hiệu ứng domino

Các chính sách để ổn định tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng USD của Trung Quốc áp dụng từ đầu năm đến nay dường như trái ngược với những gì xảy ra ở châu Âu, Nhật Bản và các thị trường mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Những nước này đều kết hợp giữa cắt giảm lãi suất và các biện pháp kích thích tiền tệ mạnh tay, để khiến đồng nội tệ suy yếu.

Ngoài ra, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất sớm đẩy đồng đô la cao hơn, theo đó càng làm tăng thêm áp lực giảm giá cho một loạt các loại tiền tệ.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã không đi theo con đường của các ngân hàng trung ương khác, một phần bởi vì Bắc Kinh muốn thúc đẩy nhân dân tệ trở thành một đồng tiền quốc tế. Ngoài ra, PBOC cũng lo ngại bất ổn sẽ cản trở tốc độ đầu tư.

trung quoc

Tuy nhiên, vào ngày 11/8, PBOC bất ngờ giảm tỷ giá tham chiếu đồng nhân dân tệ 2%, và tuyên bố sẽ cho phép các lực lượng thị trường đóng một vai trò lớn hơn trong việc thiết lập tỷ giá hối đoái của đồng tiền này. Động thái này cho thấy Trung Quốc không còn muốn “chịu đựng” một đồng nhân dân tệ mạnh nữa trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm tốc, lạm phát thấp và suy giảm xuất khẩu.

Các nhà phân tích cho rằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc suy yếu có thể buộc các nước khác hạ lãi suất, đẩy tỷ giá đồng nội tệ giảm, gây ảnh hưởng bất lợi cho các nước láng giềng.

Đối với Hoa Kỳ, nước vẫn xem đồng nhân dân tệ định giá thấp hơn giá trị thực, động thái ngày 11/8 của PBOC có thể làm phát sinh những lời chỉ trích nhằm vào chính sách tiền tệ của Bắc Kinh. Nhiều nhà lập pháp Mỹ tin rằng chính sách này làm cho các nhà xuất khẩu Mỹ thiệt hại, và mức độ thiệt hại lớn hơn trong bối cảnh đồng USD vốn dĩ đã mạnh mẽ.

Từ đầu năm nay, nhiều nước châu Á đã cắt giảm lãi suất, và có khả năng sẽ có thêm nhiều hành động giảm lãi suất nữa trong khu vực trong những tháng sắp tới.

“Động thái của PBOC sẽ khuyến khích các nước châu Á là đối tác thương mại chặt chẽ với Trung Quốc có động thái làm giảm tỷ giá,” Wai Ho Leong, một nhà kinh tế tại Barclays ở châu Á cho biết. “Một xu hướng mới đã xuất hiện: các đồng tiền châu Á giảm giá.”

 Xem thêm tại tin tức sự kiện

Hàn Quốc, Nhật Bản cùng lo lắng

Hàn Quốc là nước này sẽ phải đối mặt với áp lực lớn nhất để nới lỏng chính sách tiền tệ sau động thái của Trung Quốc. Đất nước này đang cạnh tranh mạnh mẽ với Trung Quốc trong xuất khẩu nhiều mặt hàng từ điện thoại di động giá rẻ cùng với các sản phẩm khác.

Nhân dân tệ mất giá mạnh cũng có thể gây ra thiệt hại cho các nước xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa sản xuất sang Trung Quốc. Các nước xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm đậu nành, than, nickel, quặng sắt tại Brazil, Australia và Indonesia có thể sẽ phải chứng kiến ​​nhu cầu của Trung Quốc đối với các hàng hóa này giảm sút.

Trong khi đó, giá các mặt hàng cơ bản trên toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, có những quốc gia không muốn đồng tiền của họ mất giá hơn nữa. Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia Adityaswara Mirza cho biết, đồng nhân dân tệ giảm giá sẽ không làm cho đồng rupiah của nước này mất giá hơn nữa. Hiện tiền tệ của Indonesia đang giao dịch ở mức thấp nhất trong 17 năm qua, và được cho là thấp hơn so với giá trị thực.

Theo các chuyên gia, sau khi tung ra các biện pháp kích thích tiền tệ chưa từng có tiền lệ để hỗ trợ tăng trưởng, Nhật Bản và châu Âu hiện nay ít có khả năng có thêm hành động làm suy yếu đồng tiền.

Tuy nhiên, những dấu hiệu của sự suy giảm trong tăng trưởng của Trung Quốc có thể gây ra những thách thức cho cả hai nền kinh tế này, mở đường cho khả năng nới lỏng hơn nữa trong tương lai, đặc biệt là đối với Nhật Bản – quốc gia có Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai.

Xem thêm: Người dân Zimbabwe sẽ sử dụng đồng nhân dân tệ?

Nhận Ship Hàng
5.0
Based on 49 reviews
powered by Google
Thi Diem my LeThi Diem my Le
03:23 07 Jun 24
Dịch vụ rất tốt và thân thiện
VanUt HoVanUt Ho
08:59 06 Jun 24
Phan PhungPhan Phung
08:46 06 Jun 24
Nhanshiphang đã giúp mình nhiều lần lắm rồi, mà nay mình mới ngoi lên đây nói vài lời, ngại ghê! Các bạn nhân viên hỗ trợ nhiệt tình lắm lắm luôn, đóng gói hàng cũng rất rất có tâm luôn, nói chung là hài lòng lắm lắm luôn, đánh giá ngàn sao luôn :)
Pan JasminePan Jasmine
07:43 06 Jun 24
Mình làm việc với Nhận Ship Hàng được 4 năm rồi. Uy tín, nhiệt tình, luôn phản hồi nhanh. Cái gì mình đặt trên Taobao cũng order qua đây, kể cả đồ nội thất. Giao diện app rất dễ thao tác và theo dõi đơn hàng. Phí dịch vụ cũng rất hợp lý so với chất lượng dịch vụ họ mang lại. Có vấn đề xảy ra cũng hỗ trợ mình rất nhiệt tình
Ngọc TạNgọc Tạ
07:38 06 Jun 24
Kho làm việc uy tín, nhanh gọn nha mn
Anh TuanAnh Tuan
06:01 06 Jun 24
Mình sử dụng dịch ở bên đơn vị vận chuyển này cũng được 2-3 năm r , thời gian vận chuyển hàng khá ổn định , giá cả hợp lý ,khâu tiếp nhận đơn hàng và giao hàng chuyên nghiệp , nhiều khi mình cần book grab chuyển hộ hàng đều được nhân viên tiếp nhận nhanh chóng và hỗ trợ nhiệt tình , không bị từ chối .^^
kikikiki
10:02 14 Mar 24
lần đầu trải nghiệm dịch vụ bên đây nhưng mình cảm thấy rất ưng nha, nhân viên hỗ trợ nhiệt tình, Hàng hoá đóng gói rất kỹ, hài lòng lắm.
HOANG MANH HAHOANG MANH HA
08:22 14 Mar 24
Dịch vụ Ship Hàng làm việc chuyên nhiệp, nhanh chóng, nhiệt tình, hiệu quả. Mình sẽ là đối tác lâu dài!
js_loader