Hợp tác với các công ty Fintech có thể giúp các ngân hàng nhận được những kiến thức về công nghệ, khả năng đổi mới và phản ứng nhanh chóng của thị trường, nhưng bên cạnh đó nó cũng phát sinh nhiều rủi ro.
Trong bài phát biểu Diễn đàn Thanh toán điện tử 2016 (VEPF 2016), ông Bùi Quang Tiến, Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết thời gian qua một số tổ chức không phải là ngân hàng có lợi thế về mặt công nghệ có tham gia trong việc hỗ trợ các ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng với ứng dụng công nghệ hiện đại (Fintech), bao gồm các dịch vụ thanh toán.
Ông Tiến cho biết, xu hướng này làm cho người truy cập dễ dàng hơn với các dịch vụ ngân hàng nói chung và các phương tiện thanh toán mới nói riêng, góp phần tăng cường tiếp cận tài chính toàn diện. Đồng thời nó cũng giúp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam giảm bớt chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ.
Vụ trưởng Tiên thông tin, đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cho cấp giấy phép cho 16 tổ chức không phải là ngân hàng cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó cho phép một tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử (NAPAs) và 15 tổ chức cung cấp dịch vụ cổng thanh toán điện tử; hỗ trợ thu hộ, chi hộ; hỗ trợ chuyển tiền điện tử và ví điện tử.
Ông Jan Bellins, Phó tổng giám đốc phụ trách thị trường mới nổi EY cũng thừa nhận một thực tế đang diễn ra xu hướng nhiều ngân hàng đang tìm kiếm cơ hội để tiếp thu, học hỏi, mua lại hoặc tìm kiếm các mối quan hệ đối tác với các công ty Fintech.
Tuy nhiên, theo ông, bên cạnh những lợi ích mà các công ty mang Fintech đến cho các ngân hàng như mang về kiến thức về công nghệ, khả năng đổi mới, và đáp ứng nhanh nhạy các yêu cầu của thị trường thì việc hợp tác này cũng làm tăng nguy cơ của các ngân hàng (đặc biệt là khi phối hợp với Công ty ít được biết đến).
Xem thêm: Dịch vụ nạp tiền Alipay